haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Vì sao phim lịch sử Việt Nam vẫn 'khép mình ngủ yên'?

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Cứ xong một phim lại phá hủy trường quay, bỏ hết những bộ trang phục, đạo cụ…biến tất cả những thứ được đầu tư tốn kém thành phế thải. Không có nước nào làm thế cả, mà chỉ có ở Việt Nam!
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã bức xúc khi đề cập tới những bất cập trong việc làm phim lịch sử ở Việt Nam lâu nay...
Câu hỏi làm thế nào để có phim lịch sử ở Việt Nam đã không còn là câu hỏi cũ, và dường như nó vẫn làm những người làm phim đau đầu, thưa nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã?
- Câu hỏi này hiện hữu trong những người làm phim và cả sự chờ đợi của công chúng Việt Nam nhiều chục năm nay rồi. Có lần tôi đã viết một bài báo, có cái tựa đề là “Phim lịch sử-ngôi đền thiêng ít người hương khói”- để nói đến sự e ngại không đáng có của các nghệ sĩ điện ảnh trước một lĩnh vực nhiều ý nghĩa và có sức thu hút công chúng mạnh mẽ.
Mới đây Hội Điện ảnh Việt Nam có tổ chức cuộc hội thảo “Nhân vật lịch sử trong phim truyện Việt Nam”, nhưng đó chỉ là hội thảo nhỏ, vấn đề nhỏ của cả một đề tài lớn- phim lịch sử, mà chưa bàn tới chuyện làm thế nào để có thể khởi động, xây dựng một dự án làm phim lịch sử. Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, đề tài này rầm rộ khởi động ở khắp nơi, ngóc ngách của giới điện ảnh. “Ngôi đền thiêng” ấy được thăm viếng liên tục, nhưng có vẻ "nhang khói" chưa được các Cụ “chứng” cho nên trong loạt phim ra mắt, không có mấy phim để lại ấn tượng tốt đẹp cho người xem; toàn bộ số phim có được công chiếu thì thảm hại về doanh thu; một số phim không đến được với khán giả sau hàng loạt ý kiến của các nhà chuyên môn, lịch sử. Vấn đề bất cập hơn là sau kỷ niệm 1.000 năm, “hiện tượng” làm phim lịch sử lại “chìm” xuống. Khát vọng vừa được nhen lên đã vội khép mình ngủ yên chăng?
Có phải những nhà làm phim-muốn làm những bộ phim lịch sử thì phải chịu quá nhiều cấp kiểm duyệt, thẩm định, phản biện…nên họ không mặn mà?
- Hoàn toàn không. Kịch bản cứ viết, cứ trình. Sai thì có ý kiến đóng góp chỉnh sửa. Kịch bản này hỏng, viết lại kịch bản khác. Không ai mới tập đi mà đã biết đi giỏi cả, phải có vấp váp mới cứng rắn lên được. Mà điều đáng nói ở đây là toàn bộ hệ thống để có thể làm cho ra một bộ phim lịch sử không trưởng thành. Nhà lịch sử thì cứ lẫn lộn, cứ nghĩ làm một bộ phim lịch sử thì phải giống như việc chép lại lịch sử. Cũng vì chuyện chúng ta có quá ít phim, ít quá thì mắt chỉ nhìn mũi. Cứ làm nhiều đi thì họ không còn vặn vẹo nữa, nhiều thì họ vặn vẹo mãi cũng chán.
Tuy nhiên, có những phán xét chủ yếu lại hướng tới vấn đề tài chính của phim, phát hành chiếu rạp, thời điểm phát sóng…chứ không phải các phân tích về thành công hay thất bại mặt chuyên môn. Sự ồn ào mang hơi hướng thiếu động viên, khuyến khích khiến các nhà đầu tư nào đó từng có khát vọng tạo nên một dòng phim lịch sử cho điện ảnh Việt đành ngậm ngùi mà “cất” khát vọng đó đi. Có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến một dòng phim mới manh nha đã lụi tàn, một khát vọng mới lóe lên đã chết yểu.
Nhiều ý kiến đổ lỗi cho việc chúng ta chưa có tài năng, thiếu tiền…?
Không hẳn. Mà như tôi đã có ý ở trên, chúng ta chưa xây dựng được những dự án làm phim lịch sử. Vấn đề cần bàn đến là quan điểm đầu tư và quan điểm quản lý. Không có nước nào cứ xong một phim lại phá hủy trường quay, bỏ hết những bộ trang phục, đạo cụ…biến tất cả những thứ được đầu tư tốn kém thành phế thải. Điều này chỉ có ở Việt Nam. Khi tôi hỏi một nhà đầu tư sau 2 năm sản xuất một bộ phim, rằng những đạo cụ, phục trang, bối cảnh…đã đầu tư rất tốn kém giờ hiện trạng như thế nào, thì họ mới giật mình, bảo rằng chưa kiểm kê lại. Như vậy là từ lúc bắt đầu, cho đến kết thúc dự án, dường như các nhà đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư lớn nhất-Nhà nước chưa nghĩ tới một khả năng tiếp tục khai thác cái cơ sở và phương tiện mà chính mình đã đổ vốn liếng vào. Cung cách mà ta đang hành xử với chính đồng vốn đầu tư cho phim lịch sử ấy, có vẻ giống như của những đại gia tiền rừng bạc bể, ném tiền cho một trò chơi sang, hơn là tìm kiếm một con đường cho dòng phim còn mới manh nha nhưng đầy tiềm năng cả về nghệ thuật lẫn doanh thu.
- Theo chị, điều cụ thể nhất để chúng ta có thể làm nên những bộ phim lịch sử?
Theo suy nghĩ của tôi, điều tiên quyết là chúng ta phải có chiến lược dài hơi. Dài hơi có nghĩa là khi chúng ta làm bộ phim thứ nhất, chúng ta phải có chiến lược làm phim thứ hai. Ở đây đi sâu vào vấn đề tiền bạc và cách quản lý tiền bạc. Ví dụ như làm trường quay phim “Huyền sử thiên đô” bên Đông Anh, thay vì bỏ ra 1, thì nên đầu tư gấp rưỡi, để nó tốt hơn, sau bộ phim này thì những “di sản” còn lại đều có thể vận dụng để làm tiếp những bộ phim khác. Và nhờ được tư duy liên tục, những sai sót, yếu kém của dự án trước sẽ được các ê kíp làm phim rút kinh nghiệm để các dự án sau tốt hơn, hay hơn, đáp ứng được lòng mong mỏi của khán giả hơn.
Thêm nữa-là sự tin tưởng. Ngoài khán giả, thì những nhà hoạch định chính sách, của ngành điện ảnh nói riêng và lãnh đạo văn hóa nói chung cần phải tin tưởng và giao phó quyền hạn và trách nhiệm cho người làm phim lịch sử. Nếu chúng ta sợ hãi trước những vấp ngã ban đầu, thì lịch sử dân tộc sẽ ngủ yên trên giấy tờ khô cứng, và người Việt đương đại sẽ thuộc lịch sử nước láng giềng hơn lịch sử nước mình.
- Xin cảm ơn chị!
HÀ CHÂU (QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity