haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Suy ngẫm từ 'cái chết' của các rạp phim

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Tôi đến rạp xem phim lần đầu khi mới khoảng 5 hay 6 tuổi. Ông anh họ đèo xe đạp lên rạp Tháng Tám, hai anh em vào xem phim "Người Cá".
Tôi còn nhớ như in cái mùi ẩm mốc, vòm trần cao vút và cảm giác choáng ngợp khi ánh đèn tắt đi, chỉ còn lại màn hình khổng lồ với những hình ảnh kỳ diệu. Tôi cũng không quên rằng, khi phim đang chiếu có một con chuột chạy vù qua chân, khiến cả một hàng ghế la hét.
Lần đầu tiên trong đời tôi đi xem phim với bạn gái là hồi cấp 3, ở rạp Fansland Lý Thường Kiệt. Đó là Psycho - một bộ phim kinh dị kinh điển của Hitchcock. Rồi suốt những năm sau đó, là những Độ cao kinh hoàng, Kẻ cắp xe đạp, Ben Hur, Phù thủy rừng Blair, Bao giờ cho đến tháng mười... và rất nhiều bộ phim tuyệt vời khác. Kiến thức phim ảnh bé mọn của tôi phần lớn có được từ những danh mục phim khổ A5, chữ bé li ti của Fansland.
Suốt thời sinh viên, với cái túi lúc nào cũng rỗng, tôi vẫn theo đuổi được điện ảnh bởi những suất chiếu sinh viên: 20 nghìn một đôi vé của rạp Dân Chủ. Rạp to, ghế đẹp, âm thanh xịn, phim thì rất mới.
Thế nhưng, rạp Tháng Tám, ngay cả khi đã xây sửa lại vẫn chẳng có mấy khách. Fansland thì vì vắng quá, đã đóng cửa cả chục năm rồi. Dân Chủ cũng thế, năm ngoái đã đột ngột ngừng hoạt động vĩnh viễn.
“Người dân Hà Nội ngỡ ngàng”, “nhiều người tiếc nuối” là những dòng tít báo tôi đọc được khi những rạp chiếu phim nổi tiếng này “qua đời”. Những lúc ấy, người ta bỗng có vẻ yêu chúng nhiều hơn, cho dù chính sự quay lưng của khán giả đã khiến chúng phải đóng cửa.
Fansland từng bán vé chỉ 15 nghìn và phải đóng cửa. Dân Chủ, vé 25 nghìn, cũng đóng cửa. Và nếu nói đến rạp chiếu, tôi từng ngồi một mình một rạp ở Rạp phim Quân Đội (Lý Nam Đế), hai người một rạp ở rạp phim Cửa Bắc - bây giờ hai rạp ấy sập tiệm cả rồi. Nếu đặt cạnh những hệ thống rạp chiếu phim của các tập đoàn Hàn Quốc, đông nghẹt cả tuần, thì dễ nhận ra rằng giá trị mà người dân thành thị đang lựa chọn là gì. Ở đó, giá vé cao ngất ngưởng, quảng cáo đầu phim thì dài nửa tiếng. Nhưng cái thắng lợi, là không gian sang trọng, là dịch vụ mượt mà, toilet hiện đại... Tức là giá trị cốt lõi của “thưởng thức văn hóa” (với chỉ 25 nghìn) không thực sự quan trọng bằng việc tận hưởng dịch vụ tối tân (với giá gấp 5 lần như thế). Chính khán giả đã lựa chọn.
Hôm nay, tôi lại bắt gặp những dòng chia sẻ trên Facebook, những tiêu đề bài báo gần giống với thời Fansland hay Dân Chủ đóng cửa. Đó là về việc rạp Hanoi Cinematheque 22A Hai Bà Trưng sắp bị phá bỏ và thay thế bằng một trung tâm thương mại. Lại ngỡ ngàng. Lại tiếc nuối.
Thực tế thì Hanoi Cinematheque 22A Hai Bà Trưng cũng chỉ đông người biết đến, và nói đến, vào những ngày cuối cùng còn hoạt động này thôi. Trước đó, nó rệu rã vận hành, lủi thủi với những buổi chiếu phim tài liệu hay phim kinh điển. Đôi khi rộn ràng với những cuộc hội thảo, thuyết trình nho nhỏ. Rồi thôi. Trong phòng chiếu phim nhỏ xíu đó, tôi cũng đôi lần ý tứ nhấc chân lên cho lũ chuột chạy về tổ của chúng.
Lần gần nhất tôi đến khoảng sân nhỏ đó, chỉ cách đây hơn một tháng. Hôm ấy tự nhiên trời mát, tôi gọi một tách cà phê, uống một mình. Cứ thế, một mình, suốt cả một buổi sáng, rồi về. Tuyệt đối yên tĩnh. 
Những “không gian văn hóa” biến mất thoạt nghe đúng là đáng tiếc nuối. Nhưng đời sống văn hóa không được khởi nguồn bởi cơ sở hạ tầng, mà ngược lại. Cũng giống như là đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc không bắt đầu từ khi có chương trình Nông thôn mới xây nhà văn hóa cho họ. Bản thân cái cộng đồng ấy phải có nhu cầu sinh hoạt văn hóa trước, thì các không gian văn hóa mới có lý do để tồn tại. Nếu nhu cầu ấy đủ mạnh, chẳng sinh hoạt văn hóa nào có thể “chết”: một rạp chiếu phim kinh điển không thể tồn tại ở Hai Bà Trưng (vì giá đất quá cao) thì sẽ tự khắc nảy nở ở chỗ mới, và khán giả sẽ tìm đến, sẽ lại biến nó thành lãng mạn. Tiếc rằng đó là điều rất đáng ngờ, dù bây giờ người ta “tiếc nuối” hay “ngỡ ngàng”.
Tháng trước, tôi thừa một vé xem vở nhạc kịch "Đêm hè sau cuối" - một tác phẩm được giới phê bình đánh giá đặc biệt cao. Tôi đứng ở trước Trung tâm văn hóa Pháp phố Tràng Tiền đúng nửa giờ đồng hồ. Tôi gần như van vỉ người qua lại nhận vé để vào xem. Nhưng tất cả đều từ chối, thậm chí là từ chối như gặp một thằng ăn cướp hay là tâm thần. Cuối cùng, đến giờ chiếu, tôi phải vào trong, may quá cho được một chị đi cùng nhóm bạn nhưng quên vé.
Tôi nghĩ nếu đó là một coupon ăn lẩu băng chuyền hay phiếu giảm giá ở trung tâm thương mại thì mình sẽ không phải đứng chờ lâu đến thế.
THEO VNEXPRESS 
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity