haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Phân tích bài thơ Bếp Lửa: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hồn thơ của ông trong bài Bếp lửa nồng đượm, mượt mà... Theo Nguyễn Đức Quyền thì đứng trong bản đồng ca thơ trẻ, thơ Bằng Việt như một giọng trầm với gam thứ (như rê chẳng hạn) tha thiết và đượm buồn, cả hai đều chân thành và trong sáng.

Có thể là bài thơ còn thiếu cái này, cái nọ, nhưng phải nhận rằng Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn, chứ không chơi vơi, nửa chừng và là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, phong phú và mới mẻ”.

Có lẽ Nguyễn Đức Quyền muôn nói, mặc dù sống ở nước ngoài đầy đủ tiện nghi, có bếp ga, bếp điện, không có cái “Bếp lửa”, nhưng Bằng Việt vẫn không bị sự hào nhoáng tân tiến, hiện đại làm quên đi cái “bếp lửa” của Việt Nam, trong đó có lẽ chủ yếu vì “bếp lửa” chứa đựng một hình ảnh thân thương là bà nội, và một hình ảnh khác là dâu ấn của quê hương!

- Bài thơ có mấy câu mở đầu, phần còn lại chia làm hai phần:

Phần một ôn lại một thời thơ ấu của tác giả. Tuổi thơ ấy gắn liền với một thời gian khổ, chia li, nghèo đói, giặc giã tàn phá xóm làng, cha mẹ đi công tác xa. Tám năm ở với bà, với nghĩa tình nồng đượm, ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm nóng tình bà cháu, xóm làng. Kỷ niệm những năm tuổi thơ ấy còn được gợi lại qua tiếng chim tu hú, càng làm cho tình cảm trở nên da diết, lắng đọng.


Phần thứ hai là cảm xúc của người cháu về cuộc đời của bà đầy tình thương yêu, tần tảo, hy sinh, nay cháu đi xa... không biết mỗi sớm mai bà có còn nhóm lửa, cũng là nhóm lên tình yêu thương... “Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ” không?

Phần lắng đọng trong lòng người đọc là lòng hiếu thảo của người cháu dù đã đi xa, “Có ngọn khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà” và “niềm vui trăm ngả”, nhưng vẫn không quên ngọn lửa chính tay bà nhóm lên. Đó là ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt trong đời.

Bài viết đã nêu lên được hai hình ảnh: Hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa - ngọn lửa. Ớ người bà là cuộc chắp cánh cho đứa cháu nhỏ bay vào cuộc đời... còn hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trữ tình xuyên suốt bài thơ, khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ thật kì lạ và thiêng liêng. Vì vậy, nó được nhắc đến nhiều lần (12 lần). Với hai ý nghĩa vừa tả thực tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa; ý nghĩa tượng trưng là lửa của niềm tin đã nhóm trong lòng nhà thơ.

Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity