haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Những bài toán tiểu "hóc búa" khiến dân mạng "vỡ đầu"

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài toán cưa cây gỗ 7m thành 7 đoạn

Nội dung bài toán đặt ra là: "Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?". 


Bài toán cưa cây gỗ khiến phụ huynh xôn xao.

Học sinh này đã trình bày lời giải :" Cưa cả cây gỗ đó hết số phút là : 12 x 6 = 72 phút".

Cách giải trên bị cô giáo gạch sai và trình bày lại lời giải của mình."Cưa được số đoạn là : 7x1=7 đoạn. Cưa cả cây gỗ hết thời gian là 12x7=84 phút."

Dân mạng cho rằng học sinh giải đúng và cô giáo đã giải sai. Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 lần cưa là đủ, và thời gian cưa là 72 phút. Nhiều dân mạng lại cho rằng đề ra chưa chặt chẽ, đây có thể là đề muốn học sinh làm quen với cách nhân chia, nhưng học sinh lại thông minh hơn đề bài.

Nhiều dân mạng còn hài hước bình luận cây gỗ theo cô giáo nghĩ là cây gỗ chưa chặt nên muốn cưa cây gỗ thành 7 đoạn thì phải cưa 7 lần.

Bài toán tính tuổi thuyền trưởng

Liên quan đến bài toán này, Dân trí đưa tin, trước sự "hóc búa" của bài toán này, cư dân mạng đã truyền tay nhau một bài toán gây tranh cãi: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Nhiều ý kiến băn khoăn về lời giải của bài toán hóc búa này. Nhiều ý kiến cho rằng "Có thể đây là bài toán để tìm học sinh thông minh, biết phát hiện sự vô lý của vấn đề. Đáp án phải là đề bài không đủ dữ liệu để giải, xin cô cho thêm dữ liệu”. 


"Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Tuy nhiên, thực tế, đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn.

Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực cho biết, cách ra đề kiểu này không phải là mới, lạ với thế giới. Vì đối với những người dạy học Toán, bài toán “Tuổi thuyền trưởng” đã trở thành kinh điển, không ai không biết.

Bên cạnh đó, nếu chú ý, có thể thấy bài toán được đánh dấu (*) - tức là bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài.

"Thường để cho “yên tâm” và “an toàn”, cả tác giả và Nhà xuất bản ở Việt Nam ít khi mạnh dạn chấp nhận kiểu đề toán ra theo dạng này.

Nhưng, theo quan điểm đổi mới Giáo dục của Đảng và của Bộ GD-ĐT, ông Thụ đã đề nghị Nhà xuất bản chấp nhận ra đề kiểu này.

Trong một bài toán có 2 phần là những cái đã cho và cái phải tìm (câu hỏi của bài toán). Câu hỏi của bài toán này không đúng vì trong các dữ kiện không có yếu tố nào liên quan đến tuổi thuyền trưởng.

Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity