haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Điều cần biết về tập quán tâm linh ngày Tết Việt

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Ý nghĩa thiêng liêng của những ngày Tết được thể hiện rõ trong những phong tục, những tập quán tâm linh mà người Việt lưu truyền từ đời này sang đời khác.


Sau một năm tất bật với công việc mưu sinh, tất niên sẽ là ngày mọi người nhìn lại những việc mình đã làm được và chưa làm được trong năm qua. Sáng sớm, mọi người cùng quét dọn, trang trí lại nhà cửa rồi sẽ cùng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên. Mâm cơm cúng tất niên phải có đủ các vị, các món mặn, chay. Người chủ gia đình sẽ dọn dẹp nơi thờ tự và dâng cơm cúng. Sau đó, mọi người sẽ quay quần bên nhau để ăn bữa cơm ngày cuối năm. Bữa cơm tất niên với nhiều người Việt là bữa cơm quan trọng nhất trọng nhất trong năm, nhất là về mặt tinh thần. Trong bữa ăn, mọi người sẽ chia sẻ với nhau những vui buồn trong năm cũ và những dự định trong năm mới.

Một nét tâm linh khác của người Việt thể hiện ở việc thờ cúng tổ tiên. Người Việt quan niệm rằng khi một người mất đi thì phần vong hồn của họ vẫn tồn tại và sống cùng với con cháu, dù con cháu không bao giờ nhìn thấy họ. Vì thế, bàn thờ là không gian tâm linh quan trọng với mỗi gia đình. Ngày Tết, ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ, đón năm mới còn là dịp để mọi người tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà của mình. Việc trang hoàng bàn thờ ông bà và cúng kiến là những lễ nghi hàng đầu. Ngày tất niên, gia đình nào cũng làm một mâm cơm cúng và mời ông bà về ăn Tết với gia đình mình. Mâm cơm cúng thường được đặt trên chiếc bàn thấp hơn kê trước bàn thờ, trên bàn thờ chỉ đặt 2 ly rượu và 1 ly nước tượng trưng cho sự trong lành của trời đất và tinh hoa của mùa màng. Rồi người thờ tự và con cháu trong nhà sẽ cùng dâng hương cầu mong ông bà về phù hộ cho gia đình một năm an lành, hạnh phúc.

Ngày Tết, người Việt còn còn có tập tục đi chùa đầu năm để cầu sức khỏe, may mắn, bình an, sung túc cho gia đình. Mọi người thường đi lễ chùa vào đêm 30 Tết hoặc sáng sớm Mồng một Tết. Theo tâm linh người Việt thì chỉ cần thành tâm cầu khấn thì thần linh sẽ nghe thấu những lời ước nguyện của mình và phước lành sẽ đến với mọi người. Người Việt quan niệm rằng đi chùa đầu năm là dịp để mọi người tìm về chốn tâm linh, hòa quyện tâm hồn mình với trời đất linh thiêng trong những khoảnh khắc đầu năm. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa mùi khói hương nghi ngút cũng là lúc người ta tìm về với bình yên, với một cái tôi vẹn nguyên nhất sau những ngày vất vả mưu sinh.
Ngoài ra, trong những ngày Tết, người Việt cũng kiêng kỵ khá nhiều điều. Vì theo quan niệm thì không khí của những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến gia đình suốt cả năm sau đó, nên người Việt không bao giờ muốn những điều không vui xảy ra trong nhà mình.
Điều kỵ đầu tiên là kỵ mai tang. Ngày Tết là ngày mở đầu một năm có ý nghĩa rất quan trọng. Gia đình dù có chuyện buồn cũng phải gác lại để hòa cùng niềm vui với đất trời và mọi người. Nếu nhà nào có tang thì phải cất khăn tang trong ba ngày Tết và những thành viên trong nhà cũng không được đi chúc Tết những gia đình khác. Ngược lại, bà con làng xóm thì sẽ đến động viên, an ủi gia đình bất hạnh.
Xin lửa là chuyện người Việt rất kỵ trong ngày Mồng một Tết. Người Việt quan niệm rằng lửa đỏ là tượng trưng cho sự may mắn, người khác đến xin lửa nhà mình thì nhà mình sẽ gặp nhiều điều không may. Người Việt cũng kiêng kỵ quét nhà trong những ngày Tết vì theo một điển tích Trung Quốc thì nếu quét nhà thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn, nghèo túng. Nếu hốt rác đổ đi thì thần Tài trong nhà cũng đi mất.
Về thực phẩm thì ngày Tết người Việt kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, cá mè… Nếu ăn những thứ này dịp Tết thì cả năm sẽ không được may mắn. Ngoài ra, người ta cũng tránh làm vỡ chén đĩa. Người già thì luôn căn dặn là không được cãi nhau và kiêng nói những điều không vui trong những ngày đầu năm. Vào ngày Mồng năm Tết thì người Việt cho rằng không thích hợp cho việc xuất hành. Bởi thế, người ta tránh đi xa vào ngày này.
Những phong tục đẹp, những nét tâm linh đã tạo thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Những phong tục này đã được các gia đình Việt thấm nhuần và xem là truyền thống gia đình. Mỗi khi Tết đến, xuân về mọi người lại cùng nhau thực hiện một cách vui vẻ và tự nguyện.

Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity