haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

[An Giang] Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Đặc sắc vùng đất Thất Sơn An Giang

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Đặc sắc vùng đất Thất Sơn An Giang


Lễ hội Bà Chúa Xứ – một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ .Từ lâu đã trở thành một truyền thống, một thói quen văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Hàng năm, đến ngày vía Bà Châu Đốc, nhiều du khách phương xa và người dân địa phương lại có dịp hội tụ, cùng nhau cầu chúc nhiều may mắn và sức khỏe cho gia đình.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút nhiều du khách


Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Địa điểm tổ chức lễ hội bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (còn gọi lễ Vía Bà) là một lễ hội của người dân Nam bộ. Được tổ chức ở dưới chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Cảnh đẹp hút hồn vùng Thất Sơn

Thời gian tổ chức Lễ hội bà Chúa Xứ

Lễ hội Bà Chúa Xứ An Giang diễn ra hàng năm từ đêm 23/4 đến 27/4 (âm lịch).

Phần Lễ – Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam bao gồm nhiều nghi lễ quan trọng, trong đó có 5 phần chính:
Lễ tắm Bà
Diễn ra vào 24 giờ đêm 23/4. Nước tắm tượng Bà là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra từng mảnh để phân phát cho người dân hay khách trẩy hội, đây được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho mọi người khỏe mạnh và trừ ma quỷ. Tuy nhiên, lễ tắm diễn ra một cách kín đáo và có 9 người phụ nữ đồng trinh mới được phép tắm cho tượng Bà.

Một số công tác chuẩn bị cho Lễ tắm Bà

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) về Miếu Bà
Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24/4. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng. Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc.

Lăng Ông Thoại nằm đối diện với Miếu Bà Chúa Xứ

Lễ Túc Yết
Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25/4 rạng sáng ngày 26/4. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Hình ảnh vật cúng trong Lễ Túc Yết – Lễ hội Bà Chúa Xứ

Lễ Xây Chầu – Hát Bội
Do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Các tuồng Hát Bội sau đây thường được diễn vào ngày Vía Bà Châu Đốc: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương …

Hát Bội – Lễ hội Bà Chúa Xứ

Lễ Chánh Tế
Đến 4 giờ sáng ngày 26/4 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”). Chiều ngày 27/4 đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt, kết thúc Lễ vía Bà Châu Đốc.

Phần Hội – Lễ hội Bà Chúa Xứ
Phần hội diễn ra rất sôi nổi và đan xen với phần lễ. Với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của 4 dân tộc Kinh – Chăm – Hoa – Khmer. Đến với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, du khách vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú vừa có thể xin cầu tài cầu lộc cho người thân và gia đình.

Các hoạt động nghệ thuật đặc sắc ở Lễ hội Bà Chúa Xứ

Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, thả diều nghệ thuật, trò chơi vận động liên hoàn, cờ tướng, hội thi chim hót, chọi gà, cờ người…Các hoạt động văn hoá nghệ thuật được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén … hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách và người dân địa phương khi tham gia lễ hội ở An Giang.

Chuẩn bị lễ vật cúng khấn Bà Chúa Xứ
Các lễ vật khi cúng Bà Chúa Xứ
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mâm trái cây ngũ quả
Hương, hoa tươi
Đèn cầy
Hũ gạo, hũ muối
Trà, rượu trắng
Bánh kẹo, trầu cau tươi
Xôi chè, bánh bao
Heo quay nguyên con (1 con). Theo phong tục tập quán ở nhiều nơi thì heo quay dùng để cúng phải được cắm một con dao nhỏ ở ngay sống lưng.

Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc chi tiết và đúng chuẩn
“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.


Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam
Nguồn gốc pho tượng
Lịch sử về nguồn gốc pho tượng bà Chúa Xứ có nhiều giả thuyết chứa đựng nhiều điều bí ẩn còn lưu truyền đến ngày nay:

Theo truyền thuyết, tượng phật bà Chúa Xứ là một pho tượng cổ rất thiêng nằm trên đỉnh núi Sam từ rất lâu. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m; chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn và hầu như không có ở địa phương.

Bệ đá nơi tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam

Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941. Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.

Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: “Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy.”

Tượng Bà Chúa Xứ hiện nay

Theo sách Kỷ lục An Giang (năm 2009): tượng Bà là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam” và “có áo phụng cúng nhiều nhất”.

Ly kỳ câu chuyện di chuyển Bà xuống núi
Sau khi phát hiện tượng Bà, người dân mới cung thỉnh Bà xuống chân núi để tiện cho việc nhang khói, chăm sóc và tôn thờ. Nên các bậc cao niên trong làng thời đó đã hội họp bàn bạc đưa Bà xuống núi dựng miếu thờ. Chín thanh niên trai tráng, lực lưỡng được giao nhiệm vụ khiêng tượng Bà xuống núi. Nhưng kỳ lạ là dù làm thế nào thì tượng Bà cũng không hề nhúc nhích.

Những cô gái “đồng trinh” được chọn để khiên tượng Bà – Lễ hội Bà Chúa Xứ

Đúng lúc đó, có một cô gái được Bà nhập xác báo mộng phải cử 9 cô gái đồng trinh, tắm gội sạch sẽ lên làm lễ rước Bà xuống. Điều kỳ tích xảy ra sau khi làm theo thì 9 cô gái đã khiêng tượng Bà xuống một cách nhẹ nhàng.



Hình ảnh khiên tượng Bà Chúa Xứ

Khi rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ ngày nay, bỗng nhiên tượng Bà nặng trĩu không thể đi tiếp được nữa. Các bậc trưởng lão mới khẳng định rằng, Bà đã chọn nơi này nên đã đặt tượng xuống tựa lưng vào vách núi, nhìn ra ngoài cánh đồng, nơi dân làng sinh sống để lập miếu thờ.

Bà Chúa Xứ giúp người dân chống giặc ngoại xâm
Thời bấy giờ, người Việt sinh sống tại vùng đất này hay bị người Xiêm (Thái Lan) tràn sang cướp bóc, xâm chiếm. Khi đã phát hiện ra tượng Bà trên đỉnh núi và đặt lư hương cúng bái tâm linh, người dân thường chạy trốn lên núi vì đặt niềm tin vào bà Chúa Xứ. Và quả thật, mỗi lần lên thắp hương cầu khấn xin bà bảo vệ thì đều được an toàn.

Du khách khấn vái khi đi vía Bà – Lễ hội Bà Chúa Xứ

Có một giai thoại kể lại rằng, có khoảng mấy chục tên giặc Xiêm rượt đuổi người dân theo lên núi thấy pho tượng của Bà to, đẹp, bọn chúng muốn mang tượng bà về nước. Khi họ dùng dây thừng và cây đòn xỏ qua pho tượng để khiêng về, dù là mấy chục binh lính tráng sĩ khiêng nhưng chỉ đi được vài bước thì pho tượng nặng trịch, không thể đi được nữa.

Lộc Bà – Lễ hội Bà Chúa Xứ

Tên tướng cầm đầu tức giận quá lấy binh khí ra đập bể một cánh tay của Bà. Và lập tức, Bà trừng phạt tên này chết ngay tại chỗ, những tên còn lại hoảng loạn bỏ chạy. Từ đó quân Xiêm không dám sách nhiễu dân làng ở vùng đó nữa. Dân làng cũng từ đấy tôn kính gọi Bà là Bà Chúa Xứ (Bà Chúa của xứ sở). Bởi vậy mà ngày nay, chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy:

Câu đối
Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị,
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng.

Có nghĩa là:
Cầu bà tất được, ban thì tất linh, báo điềm trong mộng,
Người Xiêm khiếp sợ, người Thanh kính nể, không thể tưởng tượng được.

Chuyện kể linh thiêng về Bà Chúa Xứ
Đầu thế kỷ 19, Thoại Ngọc Hầu thừa lệnh vua Gia Long đã vào trấn thủ vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế. Con kênh này dài 100km, rộng 50m nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.

Kênh Vĩnh Tế

Mặc dù 8 vạn nhân công được huy động, song khi bắt đầu vào cuộc thì liên tiếp gặp trục trặc, nhiều người chết vì tai nạn, bệnh tật, thú dữ tấn công. Trước khó khăn đó, bà Châu Thị Tế (vợ ông Thoại) đã nghe lời dân làng lên núi Sam khấn vái pho tượng thiêng. Quả nhiên sau khi hành lễ, việc xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ, làm đâu được đó.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Ở thời điểm năm 2009, thì Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam”. Hiện nay đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ hiện nay

Miếu bà Chúa Xứ được xây dựng theo kiến trúc chữ “quốc”

Kiến trúc bên trong vô cùng độc đáo của Miếu Bà Chúa Xứ

Những lưu ý khi tham dự lễ Vía Bà Chúa Xứ An Giang
Nếu bạn đang đi hoặc dự định lên kế hoạch tham gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Châu Đốc cần lưu ý một số vấn đề như sau:Không mua nhang đèn của các đối tượng đi bán dạo. Để an toàn thì nên chuẩn bị sẵn hoặc vô các cửa hàng lớn để mua.
Không cho người lạ giật đồ cúng ghi cầu an hộ.
Không đặt heo quay của các đối tượng cò mồi đeo bám du khách.
Tuyệt đối không nhận lộc người khác nhét vào tay, lỡ lấy thì bị chặn đòi tiền gáng chịu.
Cần thận tài sản cá nhân coi chừng bị móc túi lúc chen chút.
Không tham gia thả cá, thả chim …
Gặp sự cố vui lòng liên hệ Công An phường Núi Sam : 02963 862 042

Đến hẹn lại lên, hễ cứ độ mỗi dịp tháng 4 là người dân từ khắp các địa phương đều nô nức đi du lịch An Giang, về Vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc với hy vọng sẽ mang về cho gia đình nhiều may mắn và phước lành trong năm.

An Giang có nhiều địa điểm check-in nổi tiếng, các bạn có thể tham khảo thêm check-list dưới đây:
Hồ Tà Pạ
Rừng Tràm Trà Sư
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Núi Cô Tô
Cây thốt nốt trái tim
Chợ Tịnh Biên
Chợ nổi Long Xuyên
Núi Ông Két
Chùa Lầu
Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar
Khu du lịch Vạn Hương Mai
Khu du lịch Đồi Tức Dụp
Khu du lịch Núi Cấm
Chợ Châu Đốc
Búng Bình Thiên




Văn Hải
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity