haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Tư và dục khiến con người trở nên đáng sợ

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xã hội hiện đại ngày nay, không ít người hễ mở miệng là nói đến lợi ích, dục vọng cá nhân, mọi chuyện đều xoay quanh hai chữ tư và dục. Đối với những người như vậy, ngay cả tình thân, tình bạn, tình yêu… cũng đều được gây dựng trên cơ sở lợi ích bản thân. Bởi vì con người mải chạy theo lợi ích khiến cho việc kết giao giữa người với người cũng bị hạn cuộc trong mối quan hệ lợi ích. 
Xã hội hiện đại ngày nay, không ít người hễ mở miệng là nói đến lợi ích, dục vọng cá nhân, mọi chuyện đều xoay quanh hai chữ tư và dục. Đối với những người như vậy, ngay cả tình thân, tình bạn, tình yêu… cũng đều được gây dựng trên cơ sở lợi ích bản thân. Bởi vì con người mải chạy theo lợi ích khiến cho việc kết giao giữa người với người cũng bị hạn cuộc trong mối quan hệ lợi ích.
Tư và dục là hai chữ đáng sợ nhất trên đời
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)
Nhà tâm học Vương Dương Minh triều Minh đã quan sát nhân sinh và đề cập đến sự nguy hiểm của tư dục. Vương Dương Minh cho rằng “tư” (ích kỷ cá nhân) và “dục” (ham muốn) có thể khiến con người trở nên suy bại sa đọa, khiến người ta công kích lẫn nhau, phong thái tốt đẹp của xã hội cũng vì thế mà bị mất đi, chuẩn mực đạo đức cũng vì thế mà suy vi.
Ông cho rằng tâm người vốn là lương thiện, lương tri vốn tự nhiên tồn tại, nhưng con người là dễ bị xao động bởi dục vọng, bị che lấp bởi tư tâm, bị lợi ích tấn công, bị phẫn nộ kích động, nên người ta có thể làm việc ác, tệ hơn nữa thì có thể sát hại lẫn nhau.
Chuyện kể rằng từng có một họa sĩ mong muốn vẽ một bức tranh lớn mang đề tài nhân quả thiện ác hữu báo, trong tranh có hình tượng Phật giới trang nghiêm, cũng có hình tượng địa ngục và ma quỷ. Nhưng người họa sĩ này mãi vẫn không tìm thấy hình mẫu cho ý tưởng của mình.
Thế rồi trong một lần đi chùa bái lễ, ông phát hiện ra một vị hòa thượng. Tâm thái của vị hòa thượng này đã hấp dẫn vị họa sĩ một cách sâu sắc. Thế là ông ta liền cầu xin vị hòa thượng này làm hình mẫu cho mình, để thể hiện ra khí chất thanh tịnh và tự tại của Phật giới.
Sau khi phần tranh về Phật giới hoàn thành tương đối, vị họa sĩ đã cúng dường cho nhà chùa rất nhiều tiền.
Một thời gian sau, họa sĩ tiếp tục bắt tay vào vẽ địa ngục và ma quỷ, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó khăn cho ông. Ông không biết đi đâu để tìm được khí chất của ma quỷ. Những người hung ác mà ông từng gặp, không có ai thỏa mãn được yêu cầu.
Cuối cùng trong quá trình tìm kiếm lâu dài, vị họa sĩ bắt gặp một tù nhân mà ông cảm thấy giống ma quỷ nhất. Nhưng khi vị họa sĩ đối mặt với kẻ phạm tôi kia, hắn đã ở ngay trước mặt ông ta mà khóc nức nở. Vị họa sĩ thấy vô cùng kỳ lạ, bèn dò hỏi. Tên phạm nhân nói: “Tại sao ông lần trước vẽ Phật giới cũng tìm tôi mà lần này vẽ địa ngục cũng lại tìm tôi?”.
Vị họa sĩ chấn động nhìn tên phạm nhân một lúc.
Tên phạm nhân kể: “Tôi từ bé sống trong chùa, không biết đến nhiều tiền như vậy. Từ sau khi ông cúng tiền, tôi đã không kìm được, bắt đầu lén lấy ra tiêu, dần dần tìm đến các thú vui, bỏ chùa, mặc sức sa đọa. Sau này tiêu hết rồi, tôi không nén được, thế là tôi đi cướp, giết hại người nữa, kết quả là bị bắt, ở trong tù tôi luôn cảm thấy như là con thú bị nhốt…”
Con người một khi rơi vào cái bẫy của lợi ích cá nhân và dục vọng thì rất dễ dàng đánh mất phương hướng bản thân mình, muốn bứt phá ra là một việc vô cùng khó khăn. Khi lý tính của con người bị tư và dục che lấp mất thì điều chờ đợi người ấy chính là cuồn cuộn những hậu quả xấu.
Vương Dương Minh cho rằng đối với tư dục, chỉ có thể cố gắng mong cầu ngày một giảm bớt đi, không được phép để nó ngày một tăng thêm. Khi một người giảm đi một phần ham dục thì sẽ đắc được một phần thiên lý, cũng thêm được một phần thoải mái, giản dị. “Thấy đủ thường vui”, người có thể khắc chế được tư dục thì sẽ sống không lo được mất, rời xa được họa, càng ngày càng thản đãng.
Trong hồi 17 của Tây Du Ký có đoạn Quan Âm Bồ Tát giả làm yêu tinh để bắt con gấu thành tinh. Tôn Ngộ Không có nghịch ngợm đùa rằng: “Bồ Tát yêu tinh hay yêu tinh Bồ Tát?”. Bồ Tát trả lời rằng: “Ngộ Không, Phật hay ma chỉ là nhất niệm”. Câu nói này của Phật gia có nhiều hàm nghĩa khác nhau, một trong số đó có hàm ý con người là thiện ác cùng tồn tại. Ở hoàn cảnh chính thường thì con người lấy mặt thiện làm chủ đạo, ở hoàn cảnh sa đọa thì con người lấy mặt ác làm chủ đạo. Bởi vì con người có Phật tính cũng có ma tính, nên con người luôn luôn cần phải ức chế tư dục của mình, ức chế ma tính của mình. “Phật hay ma chỉ là nhất niệm”, nhưng Phật bởi vì không có chút ma niệm nào nên mới là Phật, ma bởi vì không có chút Phật tính nào nên mới làm ma. Con người nếu có thể kiên trì tu dưỡng đức hạnh, chú ý trừ bỏ ma tính, bồi bổ Phật tính, thì chính là đang bước trên con đường tu luyện rồi.
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)
Nhà tâm học Vương Dương Minh triều Minh đã quan sát nhân sinh và đề cập đến sự nguy hiểm của tư dục. Vương Dương Minh cho rằng “tư” (ích kỷ cá nhân) và “dục” (ham muốn) có thể khiến con người trở nên suy bại sa đọa, khiến người ta công kích lẫn nhau, phong thái tốt đẹp của xã hội cũng vì thế mà bị mất đi, chuẩn mực đạo đức cũng vì thế mà suy vi.
Ông cho rằng tâm người vốn là lương thiện, lương tri vốn tự nhiên tồn tại, nhưng con người là dễ bị xao động bởi dục vọng, bị che lấp bởi tư tâm, bị lợi ích tấn công, bị phẫn nộ kích động, nên người ta có thể làm việc ác, tệ hơn nữa thì có thể sát hại lẫn nhau.
Chuyện kể rằng từng có một họa sĩ mong muốn vẽ một bức tranh lớn mang đề tài nhân quả thiện ác hữu báo, trong tranh có hình tượng Phật giới trang nghiêm, cũng có hình tượng địa ngục và ma quỷ. Nhưng người họa sĩ này mãi vẫn không tìm thấy hình mẫu cho ý tưởng của mình.
Thế rồi trong một lần đi chùa bái lễ, ông phát hiện ra một vị hòa thượng. Tâm thái của vị hòa thượng này đã hấp dẫn vị họa sĩ một cách sâu sắc. Thế là ông ta liền cầu xin vị hòa thượng này làm hình mẫu cho mình, để thể hiện ra khí chất thanh tịnh và tự tại của Phật giới.
Sau khi phần tranh về Phật giới hoàn thành tương đối, vị họa sĩ đã cúng dường cho nhà chùa rất nhiều tiền.
Một thời gian sau, họa sĩ tiếp tục bắt tay vào vẽ địa ngục và ma quỷ, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó khăn cho ông. Ông không biết đi đâu để tìm được khí chất của ma quỷ. Những người hung ác mà ông từng gặp, không có ai thỏa mãn được yêu cầu.
Cuối cùng trong quá trình tìm kiếm lâu dài, vị họa sĩ bắt gặp một tù nhân mà ông cảm thấy giống ma quỷ nhất. Nhưng khi vị họa sĩ đối mặt với kẻ phạm tôi kia, hắn đã ở ngay trước mặt ông ta mà khóc nức nở. Vị họa sĩ thấy vô cùng kỳ lạ, bèn dò hỏi. Tên phạm nhân nói: “Tại sao ông lần trước vẽ Phật giới cũng tìm tôi mà lần này vẽ địa ngục cũng lại tìm tôi?”.
Vị họa sĩ chấn động nhìn tên phạm nhân một lúc.
Tên phạm nhân kể: Tôi từ bé sống trong chùa, không biết đến nhiều tiền như vậy. Từ sau khi ông cúng tiền, tôi đã không kìm được, bắt đầu lén lấy ra tiêu, dần dần tìm đến các thú vui, bỏ chùa, mặc sức sa đọa. Sau này tiêu hết rồi, tôi không nén được, thế là tôi đi cướp, giết hại người nữa, kết quả là bị bắt, ở trong tù tôi luôn cảm thấy như là con thú bị nhốt…”
Con người một khi rơi vào cái bẫy của lợi ích cá nhân và dục vọng thì rất dễ dàng đánh mất phương hướng bản thân mình, muốn bứt phá ra là một việc vô cùng khó khăn. Khi lý tính của con người bị tư và dục che lấp mất thì điều chờ đợi người ấy chính là cuồn cuộn những hậu quả xấu.
Vương Dương Minh cho rằng đối với tư dục, chỉ có thể cố gắng mong cầu ngày một giảm bớt đi, không được phép để nó ngày một tăng thêm. Khi một người giảm đi một phần ham dục thì sẽ đắc được một phần thiên lý, cũng thêm được một phần thoải mái, giản dị. “Thấy đủ thường vui”, người có thể khắc chế được tư dục thì sẽ sống không lo được mất, rời xa được họa, càng ngày càng thản đãng.
Trong hồi 17 của Tây Du Ký có đoạn Quan Âm Bồ Tát giả làm yêu tinh để bắt con gấu thành tinh. Tôn Ngộ Không có nghịch ngợm đùa rằng: “Bồ Tát yêu tinh hay yêu tinh Bồ Tát?”. Bồ Tát trả lời rằng: “Ngộ Không, Phật hay ma chỉ là nhất niệm”. Câu nói này của Phật gia có nhiều hàm nghĩa khác nhau, một trong số đó có hàm ý con người là thiện ác cùng tồn tại. Ở hoàn cảnh chính thường thì con người lấy mặt thiện làm chủ đạo, ở hoàn cảnh sa đọa thì con người lấy mặt ác làm chủ đạo. Bởi vì con người có Phật tính cũng có ma tính, nên con người luôn luôn cần phải ức chế tư dục của mình, ức chế ma tính của mình. “Phật hay ma chỉ là nhất niệm”, nhưng Phật bởi vì không có chút ma niệm nào nên mới là Phật, ma bởi vì không có chút Phật tính nào nên mới làm ma. Con người nếu có thể kiên trì tu dưỡng đức hạnh, chú ý trừ bỏ ma tính, bồi bổ Phật tính, thì chính là đang bước trên con đường tu luyện rồi.
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity