haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Câu chuyện gạo Miên và bài học cho ngành nông nghiệp Việt Nam

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Sự vượt mặt thần tốc chỉ trong một thời gian ngắn của Campuchia với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo là một bài học đắt giá cho nguyên tắc “chậm thay đổi là chết” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường. Việt Nam phải "cắp sách" sang học Campuchia là điều hiển nhiên. Nhưng học gì đây?
Dù năm mới Đinh Dậu chưa được tròn 1 tháng và năm mới dương lịch 2017 sang giữa tháng thứ 2, nhưng câu chuyện kinh tế Việt Nam lại trở nên rất nóng. Nóng là vì chúng ta đã có một năm 2016 tăng trưởng không đạt mục tiêu (6,2% so với mục tiêu 6,7%), nóng là vì mục tiêu đề ra trong năm mới 2017 đang cao hơn bao giờ hết (tăng trưởng 6,7%, chỉ tiêu môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của ASEAN 4...).
Để thực hiện được những mục tiêu đó, Việt Nam đang làm nhiều cách, kể cả "cắp sách vở" sang học hỏi những nước láng giềng ở những lĩnh vực chúng ta đang kém hơn, mà câu chuyện tỉnh Sóc Trăng cử đoàn cán bộ sang Campuchia học tập kinh nghiệm trồng lúa gạo hồi cuối năm 2016 là một ví dụ điển hình.
Có thể xem đây là một động thái tích cực khi Việt Nam đã dẹp được sự tự ái của một cường quốc xuất khẩu gạo để chấp nhận học hỏi từ một quốc gia láng giềng, mà cách đây ít năm họ vẫn còn gặp khó khăn về lương thực. Nhưng ở một góc độ khác, có lẽ cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực tế: ngành lúa gạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung nên học gì từ Campuchia?
Xét về nhiều khía cạnh, câu chuyện Việt Nam cử người sang Campuchia học hỏi về kinh nghiệm phát triển ngành lúa gạo có thể được xem như câu chuyện điển hình, trong đó nói lên hầu hết các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại chứ không chỉ riêng ngành lúa gạo.
Nhưng xét riêng trong ngành sản xuất lúa gạo, đây là câu chuyện vừa đáng vui mừng nhưng cũng đầy cay đắng: Campuchia chỉ ít năm trước vẫn còn còn khó khăn về lương thực và nhờ đến sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia lúa gạo Việt Nam. Nhưng giờ đây tất cả đã đảo chiều, Campuchia đang là quốc gia sở hữu những thương hiệu gạo nổi tiếng (điều mà Việt Nam vẫn chưa có) với sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn.
Thống kê 10 tháng đầu năm 2016 cho thấy, xuất khẩu gạo Campuchia tăng nhẹ còn Việt Nam giảm tới 21,8%, dù tính về tổng khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn gấp 10 lần Campuchia thì đó vẫn là điều chẳng lấy gì làm tự hào (theo The Saigon Times). Gạo Campuchia không chỉ đánh bại gạo Việt Nam trên các thị trường thế giới mà còn ngay trên chính sân nhà, khi ngày càng nhiều người Việt Nam chọn ăn gạo Campuchia hơn là gạo Việt, vì chất lượng và giá cả đều tốt hơn.
Sự vượt mặt thần tốc chỉ trong một thời gian ngắn của Campuchia với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo là một bài học đắt giá cho nguyên tắc “chậm thay đổi là chết” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường. Việt Nam phải cắp sách sang học Campuchia vì thế là điều hiển nhiên. Nhưng học gì đây? Có phải Campuchia sở hữu những công nghệ vượt trội về giống lúa và kỹ thuật sản xuất mà Việt Nam không có hay không? Có thể điều đó đúng, khi một thực tế là Campuchia hiện có không dưới 2 giống lúa chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho xuất khẩu gạo của nước này, điều mà Việt Nam chưa làm được.
Nhưng như trải lòng của không ít chuyên gia thì cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ khác: cơ chế sản xuất nông nghiệp và nhất là sản xuất lúa gạo của Campuchia tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Ở Campuchia không có hạn điền một cách nghiệt ngã, cũng như không có những quy định có xu hướng cản trở doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng như ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo ở Campuchia không bị ép buộc chạy theo tăng năng suất và sản lượng bằng mọi giá bất chấp hậu quả như ở Việt Nam.
Nhìn vào những con số thống kê được Bộ trưởng NN&PTNT báo cáo Thủ tướng trong những ngày đầu năm mới 2017 mới thấy, so với ở Việt Nam thì làm nông nghiệp ở Campuchia đúng là thiên đường. Theo thống kê, tính đến tháng 9.2016 cả nước chỉ có khoảng 4.080 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế), đa phần có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm tới 55% và phần lớn dựa vào hoạt động khai thác tài nguyên hơn là ứng dụng khoa học công nghệ (theo Trí Thức Trẻ).
Các vấn đề vướng mắc chủ yếu là đất đai, tiếp cận vốn khó khăn (theo thống kê 70% doanh nghiệp gặp khó khăn về vay vốn trong sản xuất nông nghiệp), các quy định gây cản trở… Sự khác biệt về điều kiện làm nông nghiệp lớn như thế nên cũng dễ hiểu vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam chọn cách chuyển sang Campuchia hoạt động.
Những khó khăn cốt lõi đó hầu hết đều liên quan đến thể chế và luật pháp, vốn phải được điều chỉnh ngay từ bên trong do Nhà nước và Chính phủ thực hiện, chứ không phải là đến từ bên ngoài. Dù Việt Nam có cử bao nhiêu đoàn công tác đi học hỏi khắp nơi trên thế giới, mang về bao nhiêu giống lúa cùng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đi nữa, nhưng không giải quyết các khó khăn cốt lõi kể trên thì cũng chỉ vô dụng.
NHÀN ĐÀM (MỘT THẾ GIỚI) 

Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity