haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Triết lý giáo dục từ ngôi trường ‘Đinh kinh hoàng’

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Nhiều năm trước, học sinh Hà Nội thường gọi trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng là "Đinh kinh hoàng" bởi nơi đây quy tụ nhiều học sinh cá tính, quậy phá.
Mỗi lớp nếu chỉ có một vài học sinh như vậy đã rất vất vả, khó khăn, nhưng ở trường Đinh Tiên Hoàng 60% học sinh yếu kém văn hóa, 20% học sinh bị các trường khác xếp loại yếu kém đạo đức.
Tuy nhiên, đây cũng là ngôi trường duy nhất không chọn học sinh khi nhận đầu vào, nhưng phải đảm bảo “học sinh nên người” ở đầu ra. Vậy làm thế nào đây để giải bài toán khó này khi xây dựng mô hình giáo dục đặc biệt lại chỉ dựa vào sức dân?
Trước những bức xúc xung quanh vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, TS Nguyễn Tùng Lâm đã đề nghị được thành lập một trường dân lập để giải quyết đầu yếu kém của học sinh trong các trường nội thành.
Ngay lập tức, đề xuất này nhận được sự đồng tình vả ủng hộ của lãnh đạo thành phố Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội, ngôi trường THPT Đinh Tiên Hoàng ra đời từ đó (24/10/1989).
Từ một sinh viên Văn khoa, đến Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, thầy Tùng Lâm đã trở thành hiệu trưởng của ngôi trường đặc biệt này suốt 25 năm qua.
"Đinh kinh hoàng" không có học sinh cá biệt
Không nói nhiều về mình, thầy Tùng Lâm dành thời gian để kể những câu chuyện về học sinh và các giáo viên làm nên thương hiệu của trường.
Tuy nhiên, khi vừa đề cập đến những học sinh cá biệt của trường, thầy Tùng Lâm lập tức nhắc nhở: “Ở đây chúng tôi coi các em là những học sinh nhiều cá tính, chứ không có em nào là học sinh hư, cá biệt, giáo dục học sinh mà không biết trân trọng các em là không đúng với nguyên tắc sư phạm, không đúng với lương tâm của người thầy. Mặt khác các nền giáo dục tiên tiến không nước nào xếp loại đạo đức như giáo dục Việt Nam. Thế giới không có khái niệm học sinh yếu kém đạo đức”.
Để dạy học có hiệu quả trong ngôi trường đặc biệt này, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nếu người thầy chỉ có tình yêu thương và niềm say mê thôi chưa đủ. Ở đây, mỗi người thầy cần phải là một “nghệ sĩ” tài năng và sáng tạo.
Minh chứng cho điều mình nói, ông nhớ ngay đến câu chuyện của một học sinh từng nổi tiếng với những chiến tích cắm xe, cờ bạc không ai bằng. Nhà chỉ có hai mẹ con, bố mất sớm, mẹ phải tần tảo nuôi con bằng những chén nước chè, lại ốm đau bệnh tật, thế mà vẫn dành dụm cho con có xe máy đi học. Nhưng cậu con quý tử ấy lại không chịu học hành, mà gán xe để có tiền ăn chơi. Cô giáo chủ nhiệm của cậu đã nhiều lần thuyết phục không được nên làm động tác “trả lại nhà trường”.
Với quan điểm cần phải làm cho học sinh biết mình được tôn trọng và khơi dậy lòng tự trọng lòng yêu thương, những giá trị cao quý của mỗi con người thì mới có thể giáo dục. Cậu học trò và mẹ đã được mời lên gặp riêng thầy hiệu trưởng để nói chuyện.
Ông nhớ lại: “Gặp hai mẹ con, tôi hỏi em, con sống dựa vào ai? Cậu bé trả lời “con sống nhờ mẹ”. Tôi hỏi tiếp: “Thế mẹ con sống được nhờ đâu? Cậu không trả lời được. Tôi nói: Nhà chỉ có hai mẹ con, nên mẹ cũng sống được nhờ có con đấy.
Tôi quay sang hỏi mẹ cậu tôi nói có đúng không? Mẹ cậu gạt nước mắt trả lời “Thầy nói đúng quá ạ”. Tôi nói tiếp: “Con mà biết tu chí học hành sau này có công việc thì mẹ mới đỡ khổ, nếu cứ chơi bời lêu lổng, rồi mẹ con cùng héo mòn mà đi theo cha! Con trai mà không làm được chỗ dựa cho mẹ già thì kém quá?”.
Cùng với sự động viên, tận tụy của các thầy cô giáo trong trường, cậu học trò này đã dần thay đổi. Và để chứng minh sự quyết tâm của mình, cậu đã tự chặt một đốt ngón tay út để cam kết với cô chủ nhiệm. Cuối cùng, “đầu gấu” ngày nào không chỉ tốt nghiệp với số điểm cao, mà còn đỗ hai trường đại học và nay đã trở thành giám đốc.
Thầy Tùng Lâm mỉm cười thật tươi kể: “20/11 năm vừa rồi cậu ấy lại về trường tặng hoa các thầy cô và còn khoe với tôi “thầy ơi dạo này mẹ em khỏe mạnh lắm”.
Nhớ lại những thành công của học trò, vị hiệu trưởng nói: “Chúng tôi dạy học không chạy theo thành tích mà hướng tới mục tiêu “dạy học sinh nên người”. Các trường lo dạy chữ để có nhiều học sinh vào đại học, còn trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng lại kiên trì lo việc “dạy người”.
"Học trò nghịch nhưng tình cảm"
Coi học trò như con cháu, người thân trong nhà, thầy Tùng Lâm vui vẻ chia sẻ: “Học trò nghịch nhưng tình cảm lắm”.
Ở đây, giáo viên và học sinh có mỗi liên hệ gắn bó đặc biệt. Giáo viên “bám học sinh” dai dẳng đến bất ngờ. Có những em dù tưởng như “chẳng đất trời nào dung nổi” nhưng khi gặp các thầy cô ở đây, họ đã thay đổi.
Công việc thăm nom, an ủi học sinh, động viên gia đình tưởng như đã xưa lắm rồi nhưng đối với các thầy cô của trường thì đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Giáo viên của trường hiểu học trò đến “chân tơ, kẽ tóc”, bằng việc thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện cùng các em. Điều đó đã giúp học thấu hiểu và thông cảm với những cảnh ngộ trớ trêu, mất mát nặng nề của các em.
Chính vì thế, học trò và phụ huynh cũng dành những tình cảm đặc biệt của mình đối với các thầy cô giáo. Ngày 20/11 của trường hàng năm luôn diễn ra trong sự ấm áp, vui vẻ, của thầy và trò.
Nguyễn Thị Hà Minh (học sinh khóa 2002-2005) - cô nữ sinh từng giãy nảy khi bố mẹ chọn trường Đinh Tiên Hoàng để nộp hồ sơ xin học đã chia sẻ: “Nếu có ai hỏi rằng tôi có hối hận khi phải học ở đây không, tôi sẽ ngẩng cao đầu trả lởi rằng: tôi rất hạnh phúc vì được học tập và lớn lên tại đây. Tôi yêu mái trường này và luôn cảm ơn những người đã dìu dắt tôi”.
Cô Vũ Thị Én (giáo viên Lý), từng bị phụ huynh thẳng thừng từ chối khi được yêu cầu đến trường để trao đổi tình hình học tập và ý thức của con với lý do “Người ta còn phải kiếm tiền chứ”, không thể nào quên bó hoa lan từ tay một người cha, vào tối muộn ngày 20/11.
Ông chính là phụ huynh của một học sinh từng phó mặc con cho cô bởi lý do “còn phải kiếm tiền”. Cầm bó hoa lan trên tay, ông giải thích vì nghe nói loài hoa này có ý nghĩa tỏ lòng tôn trọng.
Nhớ lại những người đã cùng đồng hành với mình trong suốt nhiều năm qua, thầy hiệu trưởng xúc động nói: “Hơn 50 thầy cô giáo ở Đinh Tiên Hoàng là hơn 50 câu chuyện đã vượt khó giúp học sinh nên người như thế nào bằng chính tài năng tâm huyết của mình”.
Bởi vậy, không có gì bất ngờ khi được nghe các học trò nơi đây gọi cô giáo là mẹ, gọi thầy giáo là cha đầy thân thương và trìu mến tại ngôi trường đặc biệt này.
Văn hóa trường học là một nét đẹp của trường Đinh Tiên Hoàng, ở đây các thầy cô luôn phấn đấu cho một ngôi trường phát triển bền vững bằng công thức: Ft = d.t.h - x2
Ft: Phát triển
Đ: Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, phương pháp học tập.
T: Thân thiện, tận tâm
H: Hợp tác, học hỏi
X2: Xấu xí – những bảo thủ, lạc hậu cản trở trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của thầy trò Đinh Tiên Hoàng.
Theo TRÍ THỨC TRẺ
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity