haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Sách giáo khoa phải trở thành vũ khí bảo vệ chủ quyền biển đảo

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Hơn lúc nào hết, Bộ GD&ĐT cần đưa sớm những nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào hệ thống sách giáo khoa để sớm nâng cao hiểu biết về chủ quyền đất nước cho thế hệ trẻ, để củng cố niềm tin vào chính nghĩa mà Việt Nam đang đường đường chính chính giữ trong tay.
Từ năm 1994, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Luật Biển do Liên hiệp quốc ban hành năm 1982 (UNCLOS).
Ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển (có hiệu lực kể từ 1-1-2013). Có Luật Biển là có sự hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phục vụ việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển đảo vào phát triển kinh tế, văn hóa biển của Việt Nam. Có Luật Biển là có điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định, phồn vinh trong khu vực và thế giới.
Cùng với việc Luật Biển được Quốc hội thông qua, cùng với việc khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền của Việt Nam về biển đảo trên cơ sở của Công ước Luật Biển (UNCLOS) thiết tưởng đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần khẩn trương soạn thảo nội dung giáo dục chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.
Các công trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông cũng như tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa không phải là quá ít, càng không thiếu những căn cứ mang tính pháp lý của các học giả Việt Nam và nước ngoài đã có từ mấy thế kỷ nay. Những bằng chúng lịch sử và pháp lý ấy cần được công bố rộng rãi để nhân dân thế giới, nhân dân Trung Quốc láng giềng được biết. Người dân Việt Nam và nhất là mỗi học sinh phổ thông của chúng ta càng cần phải biết.
Những soạn thảo dễ hiểu nhất về các tri thức lịch sử, pháp lý, kinh tế gắn liền với lịch sử, địa lý, văn hóa biển sẽ giúp những công dân tương lại của chúng ta có một tri thức đầy đủ, hiểu cặn kẽ vì sao nước mình là một quốc gia biển, chủ quyền về biển đảo của Việt Nam là như thế nào… Sự hiểu biết cặn kẽ này không chỉ vì trách nhiệm của công dân về chủ quyền đất nước, thêm nữa là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn biết cần phải tôn trọng chủ quyền các quốc gia khác trong cộng đồng trên cơ sở luật pháp, công ước quốc tế.
Hơn lúc nào hết, Bộ GD&ĐT cần đưa sớm những nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào hệ thống sách giáo khoa để sớm nâng cao hiểu biết về chủ quyền đất nước cho thế hệ trẻ, để củng cố niềm tin vào chính nghĩa mà Việt Nam đang đường đường chính chính giữ trong tay.
Theo PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity