haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Khi tiền lương không còn ý nghĩa

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Những quy định lạc hậu, không bắt kịp thực tế đã và đang làm lu mờ hầu hết những ý nghĩa đích thực của tiền lương.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học LĐ-XH thừa nhận chính sách tiền lương hiện là một trong những chính sách lạc hậu, chậm thay đổi nhất. Những quy định lạc hậu, không bắt kịp thực tế đã và đang làm lu mờ hầu hết những ý nghĩa đích thực của tiền lương.

Tại hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về tiền lương do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế diễn ra ngày 16.5 tại Hà Nội, các chuyên gia đã tập trung mổ xẻ những bất nghịch lý trong chính sách tiền lương của Việt Nam hiện nay.

Gia tăng bất bình đẳng
Nghiên cứu về xu hướng tiền lương 2006-2010 ở Việt nam cho thấy, giai đoạn này tiền lương tăng, tuy nhiên tốc độ tăng khác biệt theo vùng kinh tế, hình thức sở hữu và ngành nghề công việc… Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng so sánh với mức chi phí tối thiểu đủ sống, mức tiền lương tối thiểu quy định luôn thấp hơn (chỉ đáp ứng 60-70% chi phí tối thiểu đủ sống) và có xu hướng ngày càng “vênh” xa so với tiền lương đủ sống.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ sự bất bình đẳng tiền lương đang có xu hướng tăng mạnh khi mức độ chênh lệch và tỷ lệ lao dộng hưởng lương thấp ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, trong khi nhóm 10% lao động có tiền lương thấp nhất chỉ có tốc độ tăng lương bình quân hơn 11% thì nhóm 10% lao động có tiền lương cao nhất lại có tốc độ tăng tiền lương gấp 3 lần (34,7%). Như vậy, mặc dù mức tăng tiền lương bình quân chung là 26,7% nhưng thực tế có tới 70% số người lao động trên thị trường có mức tăng tiền lương thấp hơn mức tăng chung. Khoảng cách tiền lương ngày càng gia tăng phản ánh bất bình đẳng về tiền lương đã tăng lên. Nguyên nhân chính là do tiền lương của nhóm lương cao thì tăng nhanh còn tiền lương của nhóm lương “đáy” thì lại tăng chậm, không đáng kể. Những ngành luôn giữ vị trí dẫn đầu về tiền lương bao gồm tài chính và tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản cà dịch vụ tư vấn… trong khi 2 ngành có mức lương thấp nhất là hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình và nông nghiệp-lâm nghiệp.

Bất bình đẳng về tiền lương còn được thể hiện ở tỷ lệ lao động hưởng lương thấp (thấp hơn 2/3 mức lương trung bình) chiếm 18% vào năm 2006 và đã tăng lên gần 27% vào năm 2010. Lao động hưởng lương thấp có tỷ lệ nữ giới cao hơn, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15-24 tuổi; chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm nghề lao động giản đơn. Ngoài ra, bất bình đẳng về tiền lương cũng xảy ra tại những vùng kinh tế lớn; giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước… 

Từ thực tế trên, các chuyên gia khuyến cáo trong quá trình phát triển thị trường lao động, Việt Nam cần có những chính sách bảo vệ những nhóm lao động hưởng lương thấp, trước những biến động, cú shock lớn về kinh tế.

Câu kết hạ lương người lao động
Nói là trả lương theo sản phẩm để nhằm thúc đẩy năng suất của lao động, song báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã cho biết thực tế DN đang lợi dụng hình thức này để hạ lương người lao động. Cụ thể, DN chỉ cần điều chỉnh số lượng sản phẩm định mức trong một giờ cao hơn mức bình thường hay giảm số giờ định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm, đồng nghĩa với việc đơn giá tiền lương sản phẩm giảm đi, tiền lương thực tế của công nhân cũng vì đó mà giảm. 

Ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương, cho biết: “Thông thường, định mức lao động đưa ra dựa trên nhịp độ lao động bình thường, tuy nhiên DN FDI hiện nay lại áp dụng năng suất của một người có sức khỏe tốt, trình độ kỹ năng cao để áp định mức chung cho người lao động”. Cũng theo ông Hào, việc DN trả lương thấp, tìm mọi cách bớt xén và trả không đúng kỳ hạn, chình là lý do tại sao hơn 80% cuộc đình công diễn ra đều liên quan tới vấn đề tiền lương.

Theo ông Phạm Tuấn Anh (Ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện quản lý kinh tế TƯ), điều mấu chốt giải quyết quan hệ tiền lương là phải xây dựng cơ chế quản lý thị trường lao động. “Đối với khu vực DN, hãy để thị trường điều chỉnh mức tiền lương. Nhà quản lý cần xây dựng cơ chế mặc cả mang tính minh bạch, công bằng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Trong khi người lao động không đủ trình độ thỏa thuận thì các chủ DN đặc biệt là DN FDI lại có sự câu kết với nhau nhằm hạn chế việc tăng lương gây ra sự méo mó trong thị trường lao động Việt Nam” ông Anh nhận định.
THEO ĐẤT VIỆT ONLINE 
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity