haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Tăng trưởng GDP hay chất lượng sống?

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Bài học còn sẽ được nói nhiều là: phát triển kinh tế có phục vụ tốt hơn cho chất lượng cuộc sống của người lao động?

Người lao động nói chung là những người làm công ăn lương, sống nhờ thu nhập chính yếu từ đồng lương hàng tháng hay thu nhập do làm thuê, làm mướn mang lại.
Người lao động có thể là  công nhân, nông dân, viên chức hay người làm thuê trong các lĩnh vực công - nông - lâm - ngư nghiệp hoặc dịch vụ ở thành thị hay nông thôn.
Nói về người lao động ở đây, để dễ hình dung, ta có thể tạm cho rằng người lao động chiếm tới hơn 70% - 90% lực lượng lao động sản xuất của xã hội, trong khi thu nhập bình quân của họ có khi nằm dưới mức thu nhập bình quân của toàn xã hội trong cùng một quốc gia.
Thường trong một quốc gia có phân hóa cao về giàu nghèo, thì vài phần trăm người giàu có thể nắm hầu hết nguồn lực và tài nguyên quốc gia nên hơn 70% - 90% người dân còn lại chỉ nắm được phần rất ít các nguồn lực quốc gia.
Phong trào chiếm phố Wall (Wall Street - tên con phố tọa lạc thị trường tài chính, chứng khoán số 1 thế giới ở thành phố New York, Hoa Kỳ) đang rầm rộ kêu gọi người dân xuống đường biểu tình tại các quốc gia nhằm chống lại các bất công và hậu quả khủng hoảng kinh tế do các thể chế, định chế tài chính, thị trường tài chính chứng khoán mà một số ít những người có quyền lực đang nắm giữ phần lớn nguồn lực kinh tế quốc gia mang lại.
Phong trào này cho rằng đa số mọi người dân đều thuộc nhóm 99% những người cùng khổ và lên án việc chỉ có 1% những người giàu có và quyền lực đang ra sức thao túng các nguồn lực kinh tế, tài chính trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới !
Câu chuyện từ Trung Quốc
Theo China Daily, các thống kê mới nhất cho thấy thu nhập hàng tháng bình quân của lao động Trung Quốc là  khoảng 2000 yuan tức khoảng 317 USD/tháng) trong khi khuyến khích của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - International Labor Organization) nên là 656 USD/tháng cho một đời sống tương đối tại Trung Quốc và khoảng 1480 USD/tháng thu nhập bình quân trên toàn thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) cho một đời sống trung bình "tạm ổn" theo chuẩn ILO.
Rõ ràng nếu theo "chuẩn" của ILO thì người lao động bình thường ở Trung Quốc đang thấp hơn phân nửa mức 656 USD/tháng. Còn theo sức mua tương đương PPP thì sao?
Theo một số nguồn thông tin thì PPP bình quân đầu người Trung Quốc đã là 8382 USD /người/năm và GDP đạt 5413 USD/người/năm trong năm 2011 (Nguồn Wikipedia) tức cũng đã vượt mức khuyến khích của ILO rồi.
Vậy khác biệt nằm ở đâu? Con số 317 USD/tháng do thống kê mới và con số 8382 USD/năm tức đã gần 700 USD/tháng nói lên điều gì?
Câu trả lời có lẽ nằm  ở mẫu thống kê mà chủ yếu các số  liệu và cách lấy mẫu tương đối khác biệt nhiều. Các số liệu thường có và lấy được chủ yếu từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), và các doanh nghiệp tư nhân lớn. Còn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thì thường không có số liệu đầy đủ. Và cũng giống như ở Việt Nam, các DNVVN thường chiếm số lượng lao động chủ yếu, rất lớn của nền kinh tế quốc gia, thậm chí lên tới hơn 90% số lượng lao động tại mỗi quốc gia.
Số liệu khác lại cho thấy, tại Trung Quốc, thu nhập bình quân tại các DNNN là 37,000 yuan/năm trong khi thu nhập bình quân trong lĩnh vực tư nhân chỉ  là 20,700 yuan/năm, tức chỉ khoảng 56% so với DNNN !
Sai biệt cũng từ đây mà ra. Tuy nhiên, chúng ta tạm gác lại các khác biệt do mẫu thống kê, cách lấy mẫu, sai số do chủ quan hay khách quan, để tìm hiểu về một số suy nghĩ và lý lẽ của người lao động trong bối cảnh hiện nay.
Lý lẽ của người lao động
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn đạt cao hơn mức 8%/năm thậm chí vượt 10%/năm, làm người ta dễ tưởng rằng mọi thứ đều đang được cải thiện theo chiều hướng là chất lượng cuộc sống của người lao động ngày càng nâng cao theo mức tăng GDP.
Thực tế chưa hẳn như vậy. Số liệu khác cho thấy thu nhập hộ gia đình trên GDP đã giảm từ 53% năm 1995 xuống còn 40% trong năm 2007 trong bối cảnh GDP vẫn tăng trưởng liên tục 2 con số trong giai đoạn này.
Thu nhập giảm tương đối so với mức tăng trưởng GDP còn được phản ánh ở mức chi tiêu hay sức mua hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình Trung Quốc đã giảm từ 48,8% năm 1978 xuống còn 35,3% năm 2008 so với GDP, trong khi mức bình quân của thế giới là 60%.
Một con số khác cũng cho thấy doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trên đầu người ở Trung Quốc chỉ đạt 13.400 yuan/người và  chỉ bằng 1 phần 11 so với mức tiêu dùng đầu người tại Mỹ (tỉ giá hối đoái hiện tại là 1 USD tương đương 6,3 yuan) trong khi đây là một thị trường mới với sức mua gia tăng rất tượng trong nhiều thập kỷ.
Do vậy, cho dù thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP hay sức mua tương đương PPP có cải thiện tăng nhưng tính theo % mức gia tăng/giảm tương đối so với GDP thì có thể chất lượng cuộc sống của người dân chưa chắc đã cải thiện.
Gánh nặng của người nghèo còn phản  ánh ở chỗ hầu hết thu nhập của họ sẽ phải dành cho các chi phí lương thực, thực phẩm và khám chữa bệnh y tế.  Trong khi đó, tại Trung Quốc tốc độ tăng giá thực phẩm là 11,8% trong năm 2011 trong khi tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng (CPI) đạt mức 11,6% và đã là thấp nhất trong giai đoạn 6 năm gần đây !
Do đó, nhiều nhà kinh tế tại Trung Quốc cho rằng công thức tính thu nhập theo sức mua tương đương (PPP - cùng một lượng hàng hóa có thể được mua bằng một mức tiền khác nhau tại các nước).
Ví dụ: 1 ly café ở Việt Nam giá 1USD nhưng ở Mỹ giá tới 2,44 USD cho một ly café tương đương thì 1 USD thu nhập ở Việt Nam tương đương sức mua 2,44 USD tại Mỹ (Việt Nam: GDP ở mức 1374 USD/người/năm hay PPP đạt 3358 USD/người/năm); tương tự, nếu 1 USD ở Trung Quốc có thể mua một vại bia thì ở Mỹ phải mất tới 1,55 USD mới mua được một vại bia tương tự thì 1 USD làm ra tại Trung Quốc có sức mua tương đương với 1,55 USD tại Mỹ) chưa tính tới yếu tố tốc độ tăng CPI quá nhanh trong thời gian gần đây (lạm phát tại Trung Quốc khoảng 5,5% năm 2011).
Tương tự như vậy, ở Việt Nam, người lao động sẽ cảm thấy mặc dù kinh tế có tăng trưởng nhưng số đông người lao động đang chịu gánh nặng của tốc độ tăng chi phí do tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) luôn cao hơn tốc độ tăng GDP.
Trong một rổ hàng hóa được tính CPI thì các mặt hàng mà người lao động nghèo phải trả hàng tháng thường chiếm tỉ trọng lớn và các hàng hóa này luôn tăng giá nhanh hơn mức tăng thu nhập của họ.
Có chứng kiến các bà nội trợ  phải đi chợ hàng ngày, các công nhân đứng tần ngần ngoài chợ không biết chọn mua gì, vì giá cả hàng nhu yếu phẩm và tiêu dùng hàng ngày lên nhanh quá, các quán trọ chật hẹp cũng đang tăng giá mọi thứ, chúng ta mới thấm thía áp lực "cơm áo gạo tiền" của người lao động, đặc biệt là các lao động nghèo tại nước ta.
Khi mà các chính sách an sinh xã hội chưa theo kịp nhịp phát triển kinh tế quốc gia để dung hòa lợi ích các tầng lớp trong xã hội thì hố sâu phân hóa thu nhập giàu - nghèo cũng từ đó mà ra.
Người lao động nghèo sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi khi ngày càng có thêm các tòa nhà chọc trời, các khu đô thị sầm uất mới ra đời nhưng các tiện ích của nó chỉ phục vụ chủ yếu cho số ít người có tiền. Dù rằng, đây cũng là quy luật kinh tế thị trường cần thiết nhưng các chính sách kinh tế vĩ mô của một nhà nước tiên tiến là cũng nhằm điều tiết các mức độ phân hóa xã hội quá lớn, quá nhanh đang diễn ra này.
Bài học còn sẽ được nói nhiều là: phát triển kinh tế có phục vụ tốt hơn cho chất lượng cuộc sống của người lao động?
THEO VEF
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity