haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Tết trồng cây, nghĩ về nỗi lo trong sự nghiệp 'trồng người'

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Bằng cấp chưa được nước ngoài công nhận. Trình độ chưa tương xứng với bằng cấp. Tình trạng học giả, bằng thật, thậm chí học giả bằng giả khá tràn lan. Sinh viên ra trường không có hoặc có nhưng không đúng với chuyên ngành được đào tạo khá phổ biến…


Sáng 3-2, nhân dịp kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng phát động “Tết trồng cây nhớ Bác” tại Khu di tích Đồi cây Bác Hồ xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội.. Nơi đây năm 1969, Bác đã trồng cây đa cuối cùng trong cuộc đời mình
Có lẽ hiếm có một dân tộc nào có một cái tết độc đáo như ở Việt Nam. Đó là Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. “Mùa xuân là tết trồng cây – Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Ngay lập tức, lời kêu gọi giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đông đảo nhân dân cả nước đồng lòng hưởng ứng. Kể từ đó, Tết trồng cây ngày càng phát triển, tạo nên một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam.
Khi phong tặng Người danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới, thì việc phát động tết trồng cây là một trong những lý do được thế giới tôn vinh bởi cho đến thời điểm đó (1959), nhân loại hầu như còn rất thờ ơ, chưa quan tâm đến môi trường.
Cái cây được Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng đầu tiên là cây đa tại Công viên Thống Nhất. Ngày 11/1/1960, Hồ Chủ tịch đã đến thăm công trường và tại đây, Người tự tay đặt cây vào hốc rồi xúc đất vun vào gốc trong tiếng hò reo của đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội. Hiện cây đa này vẫn rất xanh tốt, ngày ngày tỏa bóng mát cho cả một góc công viên.
Năm 1965, Mỹ rải chất độc da cam tàn phá những cánh rừng ở Miền Nam, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi cả nước trồng cây cho cả đồng bào miền Nam ruột thịt. Người nói: “... Trong lúc giặc dã man rải chất độc màu da cam phá hoại cây cối núi rừng miền Nam, thì ở miền Bắc nhân dân ta thi đua trồng cây gây rừng ... Ta trồng cây cho ta và cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Và cũng chính tay Người đã trồng cây đa tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh vào sáng ngày 31-1-1965.
Cái cây cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, một địa phương có phong trào trồng cây tốt. Khi đó, tuy sức khỏe đã yếu nhưng Người nói: “Đây là dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa phương nào đó có nhiều thành tích...”.
Cùng với sự nghiệp trồng cây, sinh thời Hồ Chủ tịch còn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp trồng người. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trước phút đi xa, trong Di chúc thiêng liêng của mình, Người viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Thế nhưng buồn thay, dù đã rất cố gắng và có được một số thành tựu nhưng công bằng mà nói, sự nghiệp “trồng người” hiện nay vẫn chưa đáp ứng được niềm mong đợi của Người. Giáo dục của ta chưa có thể so sánh với một số nước trong khu vực, chưa đáp ứng với truyền thống hiếu học của dân tộc, thậm chí nhiều mảng, nhiều nơi còn có biểu hiện tụt hậu.
Dầu đã qua rất nhiều lần cải cách nhưng giáo dục Việt Nam vẫn là vấn đề bức xúc nhất trong dư luận xã hội và luôn là sự day dứt trong mọi diễn đàn từ Đại hội Đảng đến nghị trường Quốc hội hay tại các hội thảo, hội nghị về vấn đề này. Không thế nói khác, giáo dục Việt Nam đã và đang là vấn đề nóng bỏng.
Bằng cấp chưa được nước ngoài công nhận. Trình độ chưa tương xứng với bằng cấp. Tình trạng học giả, bằng thật, thậm chí học giả bằng giả khá tràn lan. Sinh viên ra trường không có hoặc có nhưng không đúng với chuyên ngành được đào tạo khá phổ biến…
Giờ đây, chỉ có một niềm hi vọng là Đề án cải cách giáo dục vừa được Hội nghị Trung ương thông qua trở thành, như lời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là “một trận đánh lớn” . Đây là đòi hỏi, là mệnh lệnh của cuộc sống bởi thất bại về giáo dục là thất bại toàn diện.
Nhân Lễ kỉ niệm 55 ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây, chợt miên man nghĩ về sự nghiệp “trồng người” và không khỏi âu lo…


Văn Hải Theo DÂN TRÍ
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity