haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Đôi nét về chủ nghĩa cấu trúc - cấu trúc luận

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) 1. Chú nghĩa cấu trúc hay cấu trúc luận là trào lưu triết học hiện đại cho rằng sự phân tích xã hội phải đi vào bên trong các biểu hiện bề mặt để đạt tới các cấu trúc sâu hơn, căn bản hơn, các cấu trúc đó được xem như là những quan hệ xã hội có tính chất quyết định.


Chủ nghĩa cấu trúc coi các cấu trúc là hiện thực, quyết định hiện thực kinh nghiệm và khẳng định rằng nhận thức được các cấu trúc là đủ để nhận thức tất cả những cái đang tồn tại; do đó chủ nghĩa cấu trúc không công nhận vai trò chủ chốt dành cho chủ thể, như quan niệm hiện tượng học của chủ nghĩa hiện sinh trong lí luận về nhận thức hoặc là về hành động.
2. Chủ nghĩa cấu trúc còn chỉ ra mọi sự tiếp cận xã hội học lấy đối tượng là cấu trúc xã hội.
3. Một cách đặc biệt hơn, chủ nghĩa cấu trúc còn chỉ mọi hình thức phân tích, trong đó các cấu trúc chiếm ưu thế về bản thể luận, về phương pháp luận... so với vai trò con người.
4. Trong ngôn ngữ học, chủ nghĩa cấu trúc chỉ là một sự tiếp cận tập trung vào sự phân tích về các cấu trúc của ngôn ngữ những mô hình mang tính hình thức, đặc biệt là sự nghiên cứu về các quan hệ đồng đại giữa các yếu tố ngôn ngữ, chứ không như trước kia chỉ tập trung vào sự nghiên cứu so sánh, hoặc sự nghiên cứu lịch đại, lịch sử; không chú ý đến việc lí giải mối liên hệ bên trong giữa các chức năng (của các cấu trúc) trong chủ thể của hệ thống từ góc độ ngữ nghĩa.
5. Chủ nghĩa cấu trúc còn chỉ những sự tiếp cận lí luận và phương pháp luận đối với sự phân tích văn hoá và xã hội, dựa trên giả định là các xã hội có thể được phân tích như là "những hệ thống biểu đạt", tương tự trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học (Ví dụ: các quan hệ đối lập và mâu thuẫn, hay là các quan hệ theo hệ thống cấp bậc). Những yếu tố khái niệm đó được coi là đối tượng nghiên cứu cuối cùng trong khoa học xã hội và chúng là những yếu tố quyết định cấu trúc của hiện thực (xã hội). Chủ nghĩa cấu trúc trong sự phân tích xã hội học thể hiện trong tác phẩm của nhà nhân chủng học Pháp C. Lévi - Strauss, nhà kí hiệu học Pháp R. Barthes và nhà lý luận phân tâm học Pháp J. Lacan.
Các nhà phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong xã hội học cho rằng xã hội học phải tiếp tục lấy sự tham gia của con người trong công việc xây dựng và coi xây dựng lại xã hội là trung tâm; chủ nghĩa cấu trúc bị lên án là đã vật chất hoá hiện thực xã hội mà không có biện minh. Trong những ý kiến đối với chủ nghĩa cấu trúc, có ý kiến đề nghị vứt bỏ sự tiếp cận phi lịch sử của nó, cũng như bản chất tư biện và không có thử nghiệm cả đối với nhiều vấn đề mà chủ nghĩa cấu trúc đã lí thuyết hoá. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục tiếp thu các nhân tố được coi là hợp lí của chủ nghĩa cấu trúc và vận dụng chúng trong sự nghiên cứu của mình.




Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity