haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Nạn sao chép ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Không khó để nhận ra, "vi-rút" sao chép ý tưởng đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc tới thời trang, từ điện ảnh tới xuất bản phẩm văn học.


Những năm gần đây, nạn sao chép ý tưởng sáng tạo nghệ thuật hay còn gọi là đạo ý tưởng trong giới nghệ sĩ biểu diễn xuất hiện nhan nhản khiến làng giải trí Việt vốn đã lộn xộn đủ thứ chuyện lại càng trở nên "loạn" hơn.
Có thể kể ra hàng loạt thí dụ để minh chứng, trước hết là chuyện ca sĩ Cao Thái Sơn dính nghi án đạo bản hit Mùa thu vắng em từ ca khúc Marionette của nữ hoàng nhạc pop Nhật Bản Ayumi Hamasaki, lại đến chuyện Phạm Hồng Phước ngang nhiên công bố một ca khúc do mình tự sáng tác có tên gọi và ca từ giống hệt bài thơ Khi chúng ta già xuất hiện trên blog của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà. Chuyện biên đạo múa Ngọc Quang đạo ý tưởng phần trình diễn của tiết mục trong So you think you can dance phiên bản Ukrainaa cho hai thí sinh Minh Tú và Ðình Hải trình diễn trong chương trình Thử thách cùng bước nhảy vừa lắng xuống, thì lại xuất hiện cáo buộc bộ ảnh Ðám tang đen do nhiếp ảnh gia Milor Trần thực hiện đạo hoàn toàn ý tưởng chụp, mầu sắc, góc máy của một bộ ảnh quảng cáo cho nhãn hàng thời trang nổi tiếng Italia. Ngay cả bộ phim hài chiếu rạp Tèo em của đạo diễn Charlie Nguyễn cũng bị phát hiện có nhiều điểm giống một cách đáng ngờ với bộ phim hài Due date của Mỹ. Thậm chí, bộ truyện tranh Dế Rô-bốt do Nhà xuất bản Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh ấn hành vừa xuất bản những tập đầu tiên cũng đã bị những "fan" hâm mộ Doraemon lên án kịch liệt vì bắt chước quá rõ từ tạo hình nhân vật tới tình tiết của bộ truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản này.
Không khó để nhận ra, "vi-rút" sao chép ý tưởng đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc tới thời trang, từ điện ảnh tới xuất bản phẩm văn học. Ðáng buồn hơn, nó không chỉ xuất hiện ở những" ngôi sao" mới nổi mà còn lây lan tới cả những tên tuổi ít nhiều đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng. Mới nhất là nghi án cóp-py ý tưởng phần dàn dựng tiết mục Bài ca không quên trong Chương trình "Giai điệu tự hào" phát sóng tối 30-3 của đạo diễn Việt Tú. Với phần minh họa của 30 bà mẹ nông thôn mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, tay cầm di ảnh các liệt sĩ, tiết mục đã khiến người xem xúc động, nhưng rồi sau đó, phần dàn dựng công phu này lại bị mọi người cho rằng giống một cách kỳ lạ với những gì mà một biên đạo múa người Pháp gốc Việt đã thể hiện trên sân khấu trong vở múa Hạn hán và cơn mưa trước đây...
Có lẽ chưa bao giờ dung mạo của làng "showbiz Việt" "xuống cấp", lai căng như hiện nay. Khi mà hầu như mọi lĩnh vực nghệ thuật đều nhuốm màu "đạo cóp" cũng là lúc ý nghĩa của cụm từ "sáng tạo nghệ thuật" bị bôi đen, bóp méo. Với phiên bản gốc ở tận trời Tây, người ra nghĩ rằng có thể dễ dàng qua mặt công chúng. Nhưng ở vào thời thế giới phẳng, khi mà họ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với những sản phẩm nghệ thuật quốc tế để "đạo, chép" thì cũng là lúc công chúng dễ dàng phát hiện hành vi của họ. Vì thế, vô hình trung, sự bắt chước một cách rập khuôn không những khiến "hàng nhái" bị vùi dập mà còn làm xấu đi hình ảnh trước đó đã mất công gây dựng của những người làm nghệ thuật trong mắt công chúng đang ngày càng tinh tường. Cứ thỏa sức sao chép, để rồi đến khi bị phát hiện, chỉ cần phủ nhận, chối đến cùng, tới khi không chối được nữa thì đổ lỗi cho người khác, hoặc vin vào lý do "tình cờ" tư tưởng gặp nhau, thế rồi chờ đợi chuyện lắng xuống và trôi theo thời gian. Thế nên danh sách những cái tên dính nghi án "đạo chép" trong giới nghệ thuật cứ ngày càng dài thêm. Hiện thực đáng buồn này khiến những người chứng kiến không khỏi băn khoăn: Những người làm nghệ thuật Việt Nam đang cạn kiệt ý tưởng, đến mức phải "bán rẻ" mình để tồn tại, hay đang xuất hiện một xu hướng lười suy nghĩ, quá dễ dãi trong sáng tạo nghệ thuật của những người làm nghề?
Sáng tạo nghệ thuật dù ở bất kỳ thời đại nào, bất kỳ lĩnh vực nào, cũng luôn đòi hỏi và coi trọng yếu tố "mới". Cái mới đó có thể được chắp cánh từ những ý tưởng cũ dựa trên cơ sở học hỏi, tiếp thu một cách có chọn lọc. Nhưng nhân danh cái mới mà lấy nguyên sáng tạo của người khác biến thành của mình thì lại là hành vi ăn cắp không thể chấp nhận. Trong vòng quay nghệ thuật, không hiếm trường hợp các ý tưởng lớn gặp nhau khi cùng khai thác một đề tài, cùng đi theo một xu hướng, một phong cách sáng tác. Khi ấy những nghệ sĩ đích thực sẽ biết dùng tài năng, cảm quan riêng để xử lý và phát triển tác phẩm theo những hướng khác nhau mang dấu ấn của riêng mình. Bởi thế, với sự đòi hỏi nghiệt ngã của nghệ thuật, những hành vi sao chép, đạo ý tưởng chắc chắn sẽ bị loại trừ, đào thải.


Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity