haitaynamkg

Tổng hợp kiến thức nhân loại

Khi sự vô cảm thống trị mỗi con người

----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Haitaynamkg) Đã lâu rồi, mỗi lần giở trang nhật báo ra, ta không còn cảm giác rợn người và thương tâm trước những vụ tai nạn giao thông thảm khốc nữa. Rồi như không có gì xảy ra, ta thản nhiên lao vào dòng chảy giao thông như một cuộc chiến: tranh thủ vượt đèn đỏ, bất chấp lằn đường, giành giật nhau từng khoảng trống trên đường...


Người ta cứ đinh ninh rằng càng phát triển kinh tế, càng nắm bắt được nhiều thứ (từ vật chất đến quyền lực) thì sẽ càng hạnh phúc, nhưng họ lại để cho hư hao một thứ cực kỳ quan trọng, thứ duy nhất cảm nhận được hạnh phúc - đó là trái tim biết rung động. Một trái tim biết rung động trước những khó khăn hay nỗi khổ của kẻ khác là một trái tim chưa thương tật, một trái tim còn bình thường. Đó chính là trái tim hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc đích thực chỉ có mặt khi ta biết sẻ chia.

Khi ta mong muốn có thêm những điều kiện hưởng thụ và tìm mọi phương cách để đạt được, san bằng mọi trở ngại, bất chấp mọi thủ đoạn, không kể gì đến sự thiệt thòi hay tổn hại của kẻ khác, lạnh lùng và nghi ngờ mọi người xung quanh, đó chính là lúc trái tim ta rỉ máu và khô cạn. Làm kinh tế phải có trái tim lạnh, không biết rung cảm thì mới thành công. Nhưng thành công mà không có hạnh phúc thì thành công để làm gì?
Giả dụ vì một cơn biến động nào đó mà những người thân yêu đều biến khỏi cuộc đời ta, và loài người cũng không còn có mặt trên hành tinh này nữa, chỉ còn một mình ta với sản nghiệp khổng lồ thì ta có thể sống và hạnh phúc không? Vậy mà bây giờ ta sống như thể không hề dính dáng tới ai, không cần ai, không chịu ơn ai, không có trách nhiệm gì với ai, cố gắng tồn tại chứ không phải đang sống vì sự sống là phải có sự cảm nhận và rung động. Và chẳng biết tự bao giờ, trong đầu ta đã cài đặt sẵn mật lệnh“mặc kệ nó”để dửng dưng đi ngang qua cuộc đời này như một kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác.
Đã lâu rồi, mỗi lần giở trang nhật báo ra, ta không còn cảm giác rợn người và thương tâm trước những vụ tai nạn giao thông thảm khốc nữa. Thay vào đó, ta lại thấy may mắn vì những người thân của ta không có trong danh sách thương vong. Rồi như không có gì xảy ra, ta thản nhiên lao vào dòng chảy giao thông như một cuộc chiến: tranh thủ vượt đèn đỏ, bất chấp lằn đường, giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, ăn vạ hay hung hãn đánh nhau khi lỡ va chạm và hậu quả còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật.
Ở Mỹ, nếu ta đến giúp người gặp nạn thì có thể bị nghi là thủ phạm và sẽ phải mất nhiều thời gian để chứng minh mình vô can trước cảnh sát hay tòa án. Thế nên, nhiều người đã phải học cách nhẫn tâm, nhắm mắt làm ngơ trước nạn nhân kêu cứu để khỏi gánh chịu phiền phức, “Chắc thế nào cũng có người gọi báo cảnh sát thôi”. Ở một số nước, luật quy định gây tai nạn để lại thương tật tốn nhiều khoản bồi thường hơn gây tử vong. Điều này vô tình biến những kẻ ích kỷ và hèn nhát thành kẻ đánh mất lương tri, họ cố tình cán nạn nhân tới chết khi trót gây tai nạn, rồi lạnh lùng buông câu hỏi, “Tôi phải trả bao nhiêu tiền cho cái xác này?”. Đó là sự thật khó tin trong thời đại của chúng ta.
Ta cũng lánh xa dần thói quen “click” chuột vào mục “tấm lòng nhân ái” của những trang tin điện tử, vì sợ phải nhìn thấy những số phận éo le đến nghiệt ngã mà nao lòng: “Nhiều quá làm sao giúp cho hết”, “Trách nhiệm này đâu phải của riêng ta”. Ta tự nhủ thầm như thể có ai đang bắt bí sự thờ ơ vô tình của ta vậy, rồi thấp thỏm đi tìm cảm giác dễ chịu từ những mục văn nghệ giải trí, hay những thông tin bổ ích cho công ăn việc làm. Thỉnh thoảng gặp vài người quen nằng nặc xin tiền bảo trợ cho hội từ thiện nào đó, ta lại giương mắt nghi ngờ, vặn vẹo đủ điều, như thể không còn ai là người tốt thật trên đời.
Tất nhiên, không phải đến bây giờ người ta mới sống vô cảm, nhưng phải nhìn nhận rằng cuộc tổng tấn công toàn diện của kinh tế đã phá vỡ tan tành thành trì đạo đức, khiến biết bao kẻ cam tâm vứt bỏ bản chất thiên nhiên của con người để trở thành cỗ máy vô tri. Ta thích kiểu sống “độc lập” - không muốn đụng chạm tới ai và cũng không muốn ai phiền nhiễu tới mình. Ta luyện tập thuần thục thói quen “mặc kệ” mọi biến động xung quanh, dù với người thân, để thẳng tiến tới mục đích làm giàu hay thỏa mãn quyền lực. Như Đức Dalai Lama từng than, “Chúng ta đã lên tới mặt trăng và trở về, vậy mà quá khó để bước qua đường gặp người hàng xóm mới” (We’ve been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet the new neighbor). Chừng nào ta vẫn còn tin thỏa mãn danh vọng là hạnh phúc lớn nhất của con người, vẫn bỏ cái chung vì cái riêng, thì ta sẽ mãi không thuộc về nơi này và sẽ mãi độc hành với trái tim khô.


Văn Hải (tổng hợp)
Chào mừng và rất vui các bạn đến với blog chia sẻ mình!

Tham quan du ngoạn từ Nam chí Bắc:

An Giang || Bà Rịa - Vũng Tàu || Bắc Giang || Bắc Kạn || Bạc Liêu || Bắc Ninh || Bến Tre || Bình Dương || Bình Định || Bình Phước || Bình Thuận || Cà Mau || Cao Bằng || Cần Thơ || Đà Nẵng || Đắk Lắk || Đắk Nông || Điện Biên || Đồng Nai || Đồng Tháp || Hà Giang || Hà Nam || Hà Tĩnh || Hải Dương || Hậu Giang || Hòa Bình || Hưng Yên || Khánh Hòa || Kiên Giang || Kon Tum || Lai Châu || Lâm Đồng || Lạng Sơn || Lào Cai || Long An || Về Miền Tây || Nam Định || Nghệ An || Ninh Bình || Ninh Thuận || Phú Thọ || Quảng Bình || Quảng Nam || Quảng Ngãi || Quảng Ninh || Quảng Trị || Sóc Trăng || Sơn La || Về Tây Nguyên || Tây Ninh || Thái Bình || Thái Nguyên || Thanh Hóa || Thừa Thiên Huế || Thành phố Hồ Chí Minh || Thủ Đô Hà Nội || Tiền Giang || Trà Vinh || Tuyên Quang || Vĩnh Long || Vĩnh Phúc || Yên Bái

|| || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || || ||

Bộ sưu tập ảnh hot:

|| || || || || || || || || || || || || || || || || ||
Like bài viết nếu bạn thấy hay và có ích :
Những gì mình biết, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Xin mời bạn bình chọn!

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Haitaynamkg Knowledge Humanity